luyenthi
 
Các bạn sẽ chú ý sắc độ sáng tối để tạo khối cho vật thể, Sáng - Trung gian - Tối, sử dụng sự tương phản của bút chì và giấy trắng tạo nên sắc độ trên khối.
- Để nổi bật thì độ tương phản mạnh, rõ ràng
- Để tạo chiều sâu tương phản giữa nền ( không gian xung quanh) so với vật thể gần nhau hơn.
Picture
Picture
Picture
Picture
 

Luật phối cảnh

Picture
Đây là luật cơ bản nhưng cũng dễ sai phạm nhất. Ai cũng biết họa hình là biểu diễn khối không gian thực lên mặt giấy, điều này phải cần được quy đổi để hình 3 chiều thành 2 chiều. Người vẽ phải có chút kiến thức hình học không gian để hình ảnh không bị vênh vẹo.

Trong hình học phẳng ta thấy 2 đường song song không bao giờ cắt nhau, nhưng trong phối cảnh thì chúng lại hội tụ về 1 điểm: điểm hội tụ (Vanishing Point) tại đường chân trời (còn gọi là tầm mắt: the horizon ) là do tính chất vật lý của võng mạc mắt.

Đường chân trời hay đường tầm mắt (đường màu đỏ): Ở thành phố, nếu dẹp bỏ các building cao tầng chắc hẵn hình ảnh trước mắt bạn sẽ trải dài xa tít tắp đến tận chân trời, nơi mà trời và đất gặp nhau. Ranh giới ấy sẽ tạo thành 1 vệt dài chia đôi khung hình. Trên đường ngang ấy có 1 điểm đặc biệt mà tất cả các đường thẳng sẽ tụ về đó: điểm hội tụ (chấm đỏ)

Luật Phối Cảnh, Luật xa gần:
  • Gần mắt thì lớn, xa thì nhỏ
  • Các cạnh xiên khi xa đường chân trời thì xiên hơn. hệ quả là các mặt càng lệch xa đường chân trời diện tích càng lớn.Dể thấy nhất là hình hộp trên cùng: mặt nắp khi biểu diển phối cảnh trên mặt giấy phẳng sẽ có diện tích lớn hơn mặt đáy.phần gần mắt nét sẽ đậm, rõ và sáng hơn phần ở xa 
  • Việc xác định đường tầm mắt trên đối tượng. (hay còn gọi là đường chân trời, như thế sẽ làm bố cục đẹp, dễ hơn khi dựng hình)


Picture
Picture

Phối cảnh đầu người

Picture
Picture
 

I.TỶ LỆ TRUNG BÌNH ĐẦU NGƯỜI

Picture


* Trục ngang (của mặt) song song với nhau
+ song song tuyệt đối: Góc chính diện
+ song song tương đối: Góc chéo
Xác định đường tầm mắt trên tượng. ( hay còn gọi là đường chân trời, thường ta lấy đường tầm mắt ở phía trên đầu tượng, như thế sẽ làm bố cục đẹp, dễ hơn khi dựng hình)
* Trục dọc (của mặt): là đường cong đều đi qua 4 điểm:
• Đỉnh đầu
• Điểm giữa 2 lông mày
• Điểm giữa chân mũi
• Điểm giữa cằm
Trong trường hợp đặc biệt nó thành đường thẳng (Góc chính diện)
Tính chất: trục dọc chia mặt ra làm 2 phần bằng - đối xứng với nhau.
* Những tỉ lệ phụ:
+ chiều ngang đầu người bằng 5 con mắt
+ khoảng cách giữa 2 con mắt bằng chiều ngang 1 con
+ khoảng cách khóe mắt đến trục lông mày bằng 2/3 con mắt
(Những tỉ lệ này chỉ mang tính tham khảo. Trên thực tế cần phải dựa vào mẫu để có được tỉ lệ chính xác nhất. Nhưng nếu các bạn thuộc những tỉ lệ này thì vào dựng hình rất nhanh, mà sự sai sót hầu như không đáng kể)

II. PHƯƠNG PHÁP VẼ ĐẦU TƯỢNG THẠCH CAO

Picture
BƯỚC 1:
Trước hết, cần xác định độ dài rộng và vị trí không gian, mức độ to nhỏ của đầu. Khi phác thảo, không nên vẽ các nét quá dài, cũng không nên vẽ quá sắc nét.

Picture
BƯỚC 2:
Phác Họa hình dạng và vị trí của ngũ quan, không tách rời ngũ quan khi phác thảo sẽ rất khó vẽ chuẩn chúng. Cần phác thảo ngoài trước trong sau, rồi lại từ trong ra ngoài.

Picture
BƯỚC 3:
Liên tục so sánh vị trí không gian, các điểm chuyển đổi xem đã chính xác chưa. Phải phân biệt rõ mức độ mạnh yếu của đường bao quanh và ánh sáng nhất định .

Picture
BƯỚC 4:
Phải chú ý đến sự chuyển đổi thể diện chính và sự chuyển đổi hình dạng ngũ quan, sự lồi lõm của ngũ quan: như khóe mắt, khóe miệng lỗ mũi, cánh mũi, gò má…..

Picture
BƯỚC 5:
Tiếp tục điều chỉnh xung quanh dựa vào vị trí của ngũ quan cho đến khi đạt được độ hài hòa.

Picture
BƯỚC 6:
Cụ thể hóa từng bộ phận, không được xem nhẹ việc thể hiện tai, kết cấu cần chính xác, đồng thời ăn khớp với chỉnh thể, không được quá tách biệt.

Picture
BƯỚC 7:
Khắc họa đầy đủ chi tiết, đường giao nhau sáng tối, chú ý đến sự biến đổi thực hư, chính phụ.

Picture
BƯỚC 8:
Đi sâu vào thể hiện tinh tế, liên tục điều chỉnh quan hệ chỉnh thể và từng phần. Mỗi chi tiết đều được cân nhắc kỹ càng tạo nên nét đặc thù của bộ mặt .


Một số bài mẫu

Picture
Picture
Picture
Picture
Picture
Picture
Picture
Bài học trên có sử dụng từ nhiều nguồn
http://my.opera.com/trangtrigiaoduc/blog/luyen-thi-mi-thuat

luyenthi